Giỏ hàng

Ngủ gục trên bàn - thói quen tiêu cực chốn công sở

Có rất nhiều nhân viên văn phòng thường phàn nàn rằng : Sau giấc ngủ trưa, khi tỉnh dậy ai cũng thấy toàn thân mệt mỏi, rã rời. Thậm chí có người cảm thấy tay phải thì đau buốt, tay trái thì dường như không còn chút sức lực, đặc biệt là tinh thần không được tỉnh táo...

Do đặc thù về môi trường và thời gian làm việc, nhiều dân văn phòng cố gắng tìm cách ngồi, ăn uống, ngủ nghỉ để thoải mái nhất nhưng lại tiềm ẩn những nguy cơ về sức khỏe.
Vậy tác hại của việc ngủ gục ra sao? Hãy cùng Canada Wind tìm hiểu nhé!
 
1. Biến dạng cột sống

Tư thế này sẽ khiến nửa thân trên luôn trong tình trạng chịu áp lực. Trọng lực phân bổ không đồng đều lên cột sống. Cơ ở cổ, vai, lưng bị chèn ép và không được "nghỉ ngơi" thực sự. Nếu bạn thường xuyên ngủ với tư thế này, cột sống có thể sẽ bị biến dạng và gây ra các bệnh như thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm.

2. Tổn thương dây thần kinh cánh tay

Hội chứng đau cổ vai cánh tay: Điều trị và dự phòng | Vinmec

Khi ngủ gục trên bàn, thường sẽ không có gối nên bạn sẽ gối tạm lên cánh tay. Ban đầu tư thế này có thể cho bạn sự dễ chịu, nhưng việc ngủ quá lâu ở tư thế này sẽ khiến các dây thần kinh ở khuỷu tay, cánh tay bị chèn ép, làm tổn thương. Ngoài ra, mạch máu bị đè lén khó lưu thông còn gây ta cảm giác tê cứng tay rất khó chịu.

3. Cản trở hô hấp, chèn ép tim

Tư thế ngủ gục trên bàn ảnh hưởng xấu đến hệ tuần hoàn & mạch máu não. Thu hẹp khoang ngực, làm cho phổi của bạn không có nhiều không gian để hít thở gây ra thiếu oxy lên não. Tiếp diễn trong thời gian dài có thể gây rối loạn chức năng của hệ thần kinh thực vật, làm chân tay tê bì, bủn rủn, khó có thể tập trung cho công việc. Nếu bạn thường xuyên ngủ gục trên bàn và gặp các biểu hiện như mặt nặng, khó cửa động, tay chân yếu thì hãy đến bệnh viện kiểm tra, bởi đây có thể là dấu hiệu của một cơn đột quỵ. 

4. Gây áp lực lên dạ dày

Những thức ăn "đại kỵ" với người đau dạ dày

Sau bữa trưa, dạ dày đang căng to, ngủ gục trên bàn khiến bạn cong người, gây chèn ép dạ dày. Việc này làm tăng gánh nặng cho nhu động, thêm vào đó cơ thể cần nhiều máu chảy về dạ dày, dễ do thiếu máu tim, không có lợi cho nhu động bình thường của dạ dày, làm giảm khả năng tiêu hóa, dễ tạo triệu chứng đầy bụng, gây viêm dạ dày mãn tính. Đây có thể là nguyên nhân chính của việc tỉ lệ bệnh đường tiêu hóa của người phương Đông khá cao.

5. Bệnh về mắt

Khi ngủ ngục đè lên nhãn cầu, khiến mắt sưng, trục nhãn cầu dài ra, dễ làm tổn thương giác mạc và võng mạc, dẫn tới giác mạc biến dạng, độ cong thay đổi, còn có thể làm tăng nhãn áp, gây vòng mắt xanh. Ngoài việc ảnh hưởng thị lực, gây cận thị độ nặng, tăng xác suất bị mắc vòng mắt xanh, rất có thể còn đẩy nhanh chứng loạn thị. Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến rất nhiều học sinh bị cận thị.

6. Bệnh đường tiêu hóa

4 bệnh liên quan đến đường ruột, tiêu hóa thường gặp nhất

Sau bữa trưa cơ thể cần nhiều máu chảy về dạ dày, để hỗ trợ tiêu hóa hấp thu, ít nhất cần 1h mới có thể làm sạch hết thức ăn trong dạ dày; nếu sau khi ăn mà gục trên bàn ngủ luôn, do độ cong cơ thể tăng, dạ dày sẽ bị đè nén, làm tăng gánh nặng cho nhu động, thêm vào đó cơ thể cần nhiều máu chảy về dạ dày, dễ do thiếu máu tim, không có lợi cho nhu động bình thường của dạ dày, làm giảm khả năng tiêu hóa, dễ tạo triệu chứng đầy bụng, gây viêm dạ dày mãn tính. Đây có thể là nguyên nhân chính của việc tỉ lệ bệnh đường tiêu hóa của người phương Đông khá cao.

Có nên ngủ trưa sau ăn?

Các bác sĩ cho rằng “Không ngủ buổi trưa, làm hỏng buổi chiều” ý nói giấc ngủ buổi trưa mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Vì vậy hãy cố gắng chợp mắt một lúc để cơ thể được nghỉ ngơi, giúp buổi chiều hoạt động hiệu quả.

Thời gian ngủ trưa thích hợp cũng chỉ nên dưới 30 phút. Ngủ nhiều có thể khiến cơ thể bạn ở trạng thái uể oải, thiếu năng lượng. Bạn có thể lựa chọn các khoảng thời gian ngủ sau, sao cho phù hợp với khoảng thời gian nghỉ trưa, cũng như bữa trưa của mình:

– Chợp mắt 10 – 20 giây: Nếu không có thời gian, thậm chí bạn chỉ cần chợp mắt 10 – 20 giây, nhắm mắt lại, thư giãn tâm trí, cố gắng để đầu óc không suy nghĩ gì. Chỉ cần như vậy, bạn cũng có thể thay đổi tình trạng mệt mỏi, hồi phục tinh thần.

– Chợp mắt 2 – 5 phút: Chỉ cần để mắt, cơ thể và tinh thần nghỉ ngơi trong vài phút, bạn sẽ thoát khỏi tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi, thiếu tập trung.

– Ngủ trưa 20 – 30 phút: Đây là khoảng thời gian ngủ trưa tốt nhất để hỗ trợ chăm sóc gan, đủ để gan nhận lại những lợi ích điều hòa và lấy lại sự cân bằng.

Vậy bạn đã biết, thường xuyên ngủ gục trên bàn còn có thể dẫn tới hàng loạt bệnh nguy hiểm khác. Nghỉ trưa tốt nhất nên có chỗ đặt lưng cho thoải mái. Sau khi ngủ dậy nên vận động nhẹ một chút, từ từ ngồi dậy, uống một ly nước để bổ sung dung lượng máu để tránh tình trạng đau đầu, mệt mỏi.

-------------------------------------------------------------------

Euro Bedding - Canada Wind - Care your sleep, care your love

SHOWROOM : 36, Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội

Hệ thống hơn 70 đại lý tại 3 miền:https://bit.ly/3l78MeY

Hotline : 093 469 53 69

Website: https://nemchauau.vn/ - https://demcanadawind.vn/

Danh mục tin tức